Tin tức

Các giao thức truyền thông trong hệ thống tự động hóa

Các giao thức truyền thông trong hệ thống tự động hóa

  • Các tiêu chun và giao thc truyn thông thường dùng trong h thng t động hóa trong sn xut công nghip
  • Cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của ngành công nghiệp tự động hóa là sự áp dụng rộng rãi các giao thức truyền thông như: CAN, Modbus RTU, Modbus TCP, Profibus DP, Profibus PA, Hart,…
  • Giao thc Profibus
  • Profibus là một mạng Fieldbus được thiết kế để giao tiếp giữa máy tính và PLC dựa trên nguyên tắc Token Bus không đồng bộ ở chế độ thời gian thực, Profibus xác định mối quan hệ truyền thông giữa nhiều master và giữa master với slave với khả năng truy cập theo chu kì và không theo chu kì, tốc độ truyền tối đa lên tới 500kbit/s (trong một số ứng dụng có thể lên tới 1,5Mbp hay 12Mbp).
  • Khoảng cách bus tối đa không dùng bộ lặp (repeater) là 200m và nếu dùng bộ lặp khoảng cách tối đa có thể đạt được là 800m. Số điểm (node) tối đa nếu không có bộ lặp là 32 và là 127 nếu có bộ lặp.

Giao thức truyền thông trong hệ thống tự động hóa

Profibus có 3 kiểu giao thức là: Profibus DP, Profibus PA, Profibus FMS mà trong đó Profibus DP được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

  • Profibus DP là bus cấp thiết bị hỗ trợ cả tín hiệu tương tự và tín hiệu phân tán. Profibus DP được sử dụng rộng rãi cho các đối tượng như hệ thống I/O, điều khiển động cơ và biến tần. Nó là Profibus hoạt động trên giao diện RS485 chuẩn và đã được bổ sung một số đặc điểm để phù hợp với các ứng dụng quá trình như đọc/ghi dữ liệu.
  • Profibus PA là một Fieldbus có chức năng toàn diện thường được sử dụng cho thiết bị cấp quá trình. Profibus PA truyền thông với tốc độ 31,25Kbp với phạm vi tối đa 1.900m/phân đoạn. Chuẩn này được thiết kế cho những ứng dụng Intrinsically Safe.
  • Profibus FMS là một bus điều khiển được sử dụng để giao tiếp giữa DCS và các hệ thống PLC.

Ứng dụng: Do có rất nhiều ưu điểm nên hiện nay, Profibus được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp, đặc biệt là Profibus DP được sử dụng trong các nhà máy công nghiệp như xi măng, điện, hóa chất, chế biến,… tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

  • Giao thc Modbus RTU

          Giao thức Modbus RTU là một giao thức mở, sử dụng đường truyền vật lý RS-232 hoặc RS485 và mô hình dạng Master-Slave.Modbus được coi là giao thức truyền thông hoạt động ở tầng “Application”, cung cấp khả năng truyền thông Master/Slave giữa các thiết bị được kết nối thông qua các bus hoặc network. Trên mô hình OSI, Modbus được đặt ở lớp 7.

          Một bản tin Modbus RTU bao gồm: 1 byte địa chỉ  –  1 byte mã hàm – n byte dữ liệu – 2 byte CRC như hình ở dưới:

Giao thức truyền thông trong hệ thống tự động hóa

Chức năng và vai trò cụ thể như sau:

  • Byte địa chỉ: xác định thiết bị mang địa chỉ được nhận dữ liệu (đối với Slave) hoặc dữ liệu nhận được từ địa chỉ nào (đối với Master). Địa chỉ này được quy định từ 0 – 254.
  • Byte mã hàm: được quy định từ Master, xác định yêu cầu dữ liệu từ thiết bị Slave. Chẳng hạn:
  • Mã 01: đọc dữ liệu lưu trữ dạng Bit.
  • Mã 03: đọc dữ liệu tức thời dạng Byte.
  • Mã 05: ghi dữ liệu 1 bit vào Slave.
  • Mã 15: ghi dữ liệu nhiều bit vào Slave.
  • Byte dữ liệu: xác định dữ liệu trao đổi giữa Master và Slave.
  • Đọc dữ liệu:
  • Master: 2 byte địa chỉ dữ liệu – 2 byte độ dài dữ liệu
  • Slave: 2 byte địa chỉ dữ liệu – 2 byte độ dài dữ liệu – n byte dữ liệu đọc được.
  • Ghi dữ liệu:
  • Master: 2 byte địa chỉ dữ liệu – 2 byte độ dài dữ liệu – n byte dữ liệu cần ghi.
  • Slave: 2 byte địa chỉ dữ liệu – 2 byte độ dài dữ liệu
  • Byte CRC: 2 byte kiểm tra lỗi của hàm truyền. cách tính giá trị của Byte CRC 16 Bit.

Sự khác nhau giữa Modbus RTU và Modbus TCP : giữa MODBUS RTU và MODBUS TCP ( còn được gọi là modbus IP, Modbus Ethernet hay Modbus TCP/IP) là Modbus TCP chạy ở cổng vật lý Ethernet và Modbus RTU thì chạy ở cổng vật lý serial nối tiếp ( RS232 hoặc RS485).

  • Giao thc Ethernet

Giao thức truyền thông trong hệ thống tự động hóa

Ethernet là một dạng công nghệ truyền thống dùng để kết nối các mạng LAN cục bộ, cho phép các thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua một giao thức – một bộ quy tắc hoặc ngôn ngữ mạng chung.

Là một lớp giao thức data-link trong tầng TCP/IP, Ethernet cho thấy các thiết bị mạng có thể định dạng và truyền các gói dữ liệu như thế nào, sao cho các thiết bị khác trên cùng phân khúc mạng cục bộ có thể phát hiện, nhận và xử lý các gói dữ liệu đó.

Cáp Ethernet là một hệ thống dây vật lý để truyền dữ liệu qua.

Related posts